Cóc Gỗ Trắc C7 R12 S8

Giá:
1.000.000 đ
Mã SP:
Mô tả:
Cóc Gỗ Trắc C7 R12 S8

Quý khách vui lòng liên hệ:

0919 057 227 - Mi

0942 057 227 - Huy

Mua ngay

PHÂN BIỆT THIỀM THỪ VÀ CÓC

- Thiềm thừ theo tiếng hoa dịch là "Con cóc" nên còn có tên gọi khác là cóc tài lộc, cóc ba chân. Nên rất nhiều người lầm tưởng rằng thiềm thừ và cóc là một nhưng theo phong thủy, đó là quan điểm chưa chính xác. Thiềm thừ và cóc có nhiều phần khác nhau về ngoại hình, ý nghĩa phong thủy cũng khác nhau. Hôm nay, hãy cùng gỗ An Phát khám phá bí ẩn này. 

 

tượng con cóc

1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa thiềm thừ và cóc

- Điểm giống nhau: Thiềm thừ có hình dáng tổng quan giống như cóc, da sần sùi, trên lưng có các gai, thân hình mập mạp, miệng rộng, khuân mặt hung dữ.

- Điểm khác nhau:

+ Thiềm thừ chỉ có 3 chân, cóc có 4 chân

+ Giữa trán thiềm thừ có dấu âm dương thái cực, cóc không có. 

Thiềm thừ và cóc

+ Gai trên lưng của thiềm thừ được chia ra thành 7 nhóm tượng trưng cho chòm sao thất tinh bắc đẩu, cóc không có

lưng thiềm thừ

Lưng thiềm thừ

+ Miệng thiềm thừ luôn ngậm đồng tiền hoặc xâu tiền

+ Thiềm thừ là Cóc nhưng đã hóa thành tinh, tu luyện hàng trăm năm, vì vậy, không phải bất kỳ cóc nào cũng là thiềm thừ.

 

2. Lý giải những điểm khác biệt của Thiềm thừ so với cóc

- Để hiểu được sự khác biệt của thiềm thừ so với cóc thì ta cần tìm hiểu về truyền thuyết của Thiềm Thừ. Theo truyền thuyết thì  thiềm thừ vốn là một con cóc thành tinh, thức ăn yêu thích của nó chính là vàng bạc châu báu. Chính vì vậy, nó đi khắp dương gian để ăn cướp của dân lành, đem về cất giấu dưới hang động của mình. 

- Sau này Tiên ông Lưu Hải đã thu phục nó bằng các thả sâu tiền vàng xuống hang, thiềm thừ cắn vào sâu tiền vàng và bị tiên ông kéo lên đánh tới gãy mất 1 chân của Thiềm Thừ nhưng vẫn chưa thể hàng phục được con yêu tinh mạnh mẽ này. Tiên ông phải dùng đồng thời cả Âm Dương Thái Cực iểm lên trán của nó và Thất tinh bắc đẩu phong tỏa lên lưng của nó thì mới hoàn toàn thu phục được yêu tinh này. Chính vì vậy, hình ản thiềm thừ thường có sâu tiền ở miệng, trên trán có thái cực và lưng có thất tinh bắc đẩu. Khi chế tác không được thiếu đi các yếu tố này. 

- Yêu tinh thiềm thừ nguyện cải tà quy chánh, đi khắp dương gian để ban tài lộc, chuộc lại lỗi lầm của bản thân. 

>>>> Xem thêm tượng thiềm thừ

 

3. Sự khác biệt về tác dụng phong thủy của Thiềm Thừ và cóc

 

- Phần lớn người trưng bày con cóc thì chỉ đơn giản là thích 1 tác phẩm nghệ thuật hơn là tác dụng phong thủy. Chính vì vậy, những tác phẩm cóc thường đục rất giống với con cóc tự nhiên. Còn thiềm thừ là linh vật được nhiều người tin dùng và trưng bày tại cửa hàng, công ty. Người Hoa có câu: "Đắc Kim Thiềm, tất phú quý". Tạm dịch là: Ở đâu có thiềm thừ, ở đó có phú quý. Tác dụng chính của Thiềm Thừ là chiêu tài lộc. Bởi vậy khi trưng bày thiềm thừ nên quay vào trong nhà, tuyệt đối không quay ra ngoài, hao tài lộc.

 

4. Lưu ý khi trưng bày thiềm thừ

+ Khi khai quang chỉ có riêng gia chủ

+ Không để người ngoài chạm, ngịch ngợm vào tượng

+ Không nên đặt dưới xà nhà, đà, dầm

+ Không đặt đối diện với bể nước bởi vì thiềm thừ nhả tài lộc vào nước sẽ tan biến hết

+ Nên đặt thấp hơn tượng Phật, tượng Thần Tài, Thổ Địa. 

+ Không đặt ở các vị trí góc khuất, u ám.

 

Tham khảo bài viết đầy đủ về cách trưng bày thiềm thừ hợp phong thủy:

https://goanphat.com/y-nghia-cua-thiem-thu-phong-thuy-coc-ba-chan-va-cach-trung-bay-hop-phong-thuy

 

 

 

Còn thắc mắc gì về thiềm thừ và cóc trong phong thủy hãy bình luận phía dưới, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0919057227 - 0919587227 - 0942057227 

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE:

0919 057 227 - Hà

0942 057 227 - Lập

Sản phẩm cùng loại
Cặp Cá Chọi Phong Thủy C58 R46 S20
Mã SP:
4.800.000 đ
5.600.000 đ -14,286%
Back to top