Tượng Phúc Lộc Thọ (Tam Đa) rất được ưa chuộng và quan tâm tìm hiểu trong thời gian gần đây. Một mặt, tượng Phúc Lộc Thọ là vật phẩm mang tính phong thủy với ý nghĩa biểu trưng đại diện cho 3 mong ước của tất cả mọi người: phúc đức – tài lộc – sức khỏe. Mặt khác, phong cách trang trí bằng tượng gỗ đang trở thành xu thế nhờ tính sang trọng và ấm cúng mà món đồ gỗ mang lại.
Tượng Phúc Lộc Thọ gỗ hương nguyên khối
1.Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ
Tượng Phúc Lộc Thọ, hay còn được gọi là tượng Tam Đa, là biểu tượng của phúc đức – tài lộc – sức khỏe (sống thọ). Tam là ba, Đa là nhiều, Tam Đa là mong muốn mà bất cứ ai đều muốn hướng đến. Được truyền tụng lâu đời trong dân gian, chắc chắn ai cũng đã từng nghe đến “Phúc Lộc Thọ”. Tuy nhiên, những câu chuyện và ý nghĩa đằng sau thì rất ít người biết đến.
Tượng Phúc Lộc Thọ gỗ hương - LH 0919.057.227
Thực ra, 3 ông Phúc Lộc Thọ là những nhân vật có thật trong triều đại phong kiến Trung Hoa.
1.1 Ông Phúc – Phúc Đức
Tương truyền rằng, ông Phúc là hình mẫu của một vị tướng đời Đường có tên là Quách Tử Nghi. Ông là một vị quan liêm khiết, chính trực, không mê vinh hoa, luôn giữ gìn phẩm giá làm người. Dù xuất thân từ quý tộc và nhà vua trọng dụng, nhưng ông vẫn chấp nhận cuộc sống nghèo khó. Đổi lại, về già, ông tận hưởng một cuộc sống vui vẻ, bình yên, con cháu đề huề, hạnh phúc. Dù lớn hay nhỏ ai cũng chăm ngoan và hiếu thảo. Khi qua đời, con cháu đã thành danh, ai cũng có mặt đầy đủ để tiễn đưa.
1.2 Ông Lộc – Tài Lộc
Là biểu tượng của tài lộc, giàu sang, ông thật ra là quan Thừa Tướng đời Tấn, tên thật là Đậu Tử Quân. Nhờ ăn của tham quan hối lộ, vơ vét châu báu, đút lót của những kẻ mua quan, bán tước, ông đã sớm trở nên giàu có. Vàng bạc, tài sản nhiều không kể hết. Tuy nhiên, ông lại vì nỗi buồn lo không có người nối dõi tông đường mà sinh bệnh rồi chết. Trước khi ra đi ông mới ngộ ra mà thốt nên rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”. Rốt cuộc dù sở hữu một cuộc sống vinh hoa, nhưng cuối cùng ông lại cảm thấy rất cô đơn và trống trải.
Hình ảnh ông Thọ là cụ ông với bộ râu dài, đầu hói, tay cần quả đào và chiếc gậy treo quả hồ lô. Ông Thọ tên thật là Đông Phương Sóc, quan Thừa Tướng đời Hán. Có tài ăn nói và thuyết phục giỏi, ông được vua rất trọng dụng. Không thích nhận đồ đút lót, ông chỉ thích muốn lộc vua ban. Là người thích gái đẹp, tiền thưởng nhận được đều đem đi mua thê thiếp và tận hưởng cuộc sống. Trở về sau, thay vì sử dụng tài trí mưu lo tính việc nước, ông chỉ sử dụng lời hay ý ngọt đề lấy lòng vua. Cuộc sống sa hoa và hưởng thụ, ông sống thọ 125 năm. Khi qua đời, con cũng đều đã mất hết, chỉ còn lại cháu chắt đứng ra làm lễ ma chay.
Ba vị quan, mỗi người đều sở hữu một điều mà người đời mong muốn những lại có nỗi khổ riêng, được dân gian cố ý sắp xếp đứng cạnh nhau không tách rời. Ngụ ý: muốn nhắn nhủ người đời, hãy tìm ra lối sống thật phù hợp để sở hữu được điều mong muốn. Không phải chạy theo một thứ ước vọng cao xa, để rồi cuộc đời không được viên mãn.
Cách gọi tên thứ tự theo thói quen (Phúc Lộc Thọ) làm cho nhiều người xếp sai thứ tự. Vị trí thứ tự chính xác theo phong thủy phải là Lộc – Phúc – Thọ (tính từ trái sang phải). Bộ tượng phải luôn đặt gần kề, không được tách rời đúng theo ý nghĩa xuất phát từ nguồn. Tất cả phải đặt thành đường thẳng, vị trí như nhau, không phân cao thấp như xếp hình vòng cung, tam giác.
Tượng Phúc Lộc Thọ hay bất cứ vật phẩm phong thủy đều phải đặt ở nơi trang trọng, sáng sủa:
- Sảnh cửa hoặc tòa nhà: đặt tượng ở 1 trong 2 bên cửa chính
- Phòng khách: nên đặt cách tường một khoảng
- Văn phòng: nên đạt sau bàn làm việc
- Xe ô tô: có thể đặt tượng ba ông trên xe ô tô cầu mong bình an và phước lành trên cả chặng đường.
Một lưu ý dành cho những người chưa có kinh nghiệm: trước khi bày tượng thì phải Khai quang. Khai quang không phải là một nghi thức trong Phật giáo nhưng lại mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Người ta cho rằng, tượng chỉ là một món đồ vô tri, cần phải làm lễ thỉnh thần nhập tượng. Nếu không, tượng chỉ có giá trị như một món đồ trang trí, không hề mang ý nghĩa phong thủy.
Hiện nay, nhiều địa chỉ rao bán tượng Phúc Lộc Thọ giá rẻ với giá và chất lượng khác nhau. Tùy theo nhu cầu và thẩm mĩ của từng người sẽ có tiêu chuẩn đánh giá tượng Phúc Lộc Thọ đẹp riêng biệt.
Với nhu cầu trưng thờ tượng ngày càng cao cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại, tương Phúc Lộc Thọ có nhiều mẫu mã đẹp nhưng giá lại phải chăng. Mỗi mẫu tượng với kích thước, chất liệu, kiểu dáng khác nhau lại có mức giá riêng biệt. Giá dao động từ 480.000 VND đến 12.000.000 VND. Tùy vào vị trí đặt và không gian xung quanh sẽ có những mẫu tượng đẹp phù hợp.
Tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ Hương: gỗ hương có màu vàng đậm hoặc đỏ, gỗ có mùi thơm nhẹ, lại chắc chắn, giá cả vừa phải thường được nhiều người ưa chuộng.
Tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ mun: gỗ mun có nhiều loại (mun sừng, mun sọc và mun hoa), trong đó mun sọc và mun hoa là hai loại gỗ có giá trị cao, đen bóng, cứng, giòn nên khó gia công. Tuy nhiên, thành phẩm lại có màu độc đáo.
Tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ cẩm lai: giá sản phẩm gỗ cẩm lai cao hơn những loại khác nhưng sẽ bù lại bằng chất lượng vượt trội. Gỗ cẩm lai có đặc điểm gỗ đanh, vân đẹp, giữ màu tốt, rất chắc và ít bị mối mọt.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại gỗ khác, các bạn có thể lựa chọn dựa trên tiêu chí kích thước, chất liệu hoặc kiểu dáng. Ví dụ: tượng Phúc Lộc Thọ gốc đào, gốc tùng,….
Cách thức tham khảo thông tin về việc hỗ trợ về mua, bán, bảo hành và đổi trả sản phẩm:
Truy cập website theo địa chỉ: http://goanphat.com/
Liên hệ số điện thoại: 0919.057.227/0942.057.227 (24/7)
Hoặc đến trực tiếp địa chỉ các cửa hàng Gỗ An Phát để cảm nhận và được tư vấn.
≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈
Fanpage: Tượng gỗ An Phát
An Phát: Mang bình An và Phát lộc tới mọi nhà!
Hotline: 0919057227 / 0919587227 / 0942057227 / 0917937227
Giao hàng TOÀN QUỐC thanh toán sau khi nhận và kiểm tra hàng.
Tại Gỗ An Phát, chúng tôi sở hữu nguồn tài nguyên và nhân lực giàu kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất và phân phối đồ gỗ. Gỗ An Phát cam kết mang đến những sản phẩm tốt nhất về mẫu mã, chất lượng và giá cả
Xem thêm: Hướng dẫn chọn Tượng Di Lặc bằng gỗ theo phong thủy